Sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất
đai - Cùng nghiên cứu vấn đề này với trumnhadat.net:
- Sở hữu theo pháp luật, như đã
được xác định trong hồ sơ địa chính và văn bản quyền sở hữu, không trực tiếp sử
dụng đất đai
- Sở hữu theo pháp luật và trực
tiếp sử dụng, yêu cầu sử dụng đất đai theo đề nghị hay chuyên biệt.
- Quyền sở hữu pháp luật bởi cá
nhân hay cơ quan nhưng phải được sự đồngý của những người khác để được quyền hưởng
hoa lợi trên đó.
- Đất của nhà nước được quy định
cho sử dụng thành công viên quốc gia hay vùng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Đất của nhà nước cho người di
dân thí dụ như những người đến lập nghiệptrên đất đó lâu năm và đang trực tiếp
canh tác để hưởng hoa lợi.
- Đất của nhà nước có quyết định
cho một số người hay công ty có quyền khai thác các tài nguyên sinh vật hay
khoáng sản như gổ, khai mõ mà có những điều kiện hay không đòi hỏi phải khôi phục
lại hiện trạng bao phủ như ban đầu.
- Đất của nhà nước trực thuộc
trung ương, tỉnh hay địa phương với việc bảo tồn các khu di tích lịch sử có giá
trị mà giới hạn nghiêm ngặt việc sử dụng cho các mục đích khác.
- Đất của cộng đồng hay được
phong tặng cho một nhóm người dân tộc hay các di dân đến định cư trước đây để phục
vụ cho mục đích chung mà không thuộc riêng ai như: sử dụng cho săn bắn, thu lượm
sản phẩm. Đất này không phân chia và thuộc cá nhân nào.
- Đất của cộng đồng với sự đồng ý
theo tập quán giữa cộng đồng người dân định cư tại vùng đó và những nhóm người sử
dụng đất theo mùa xuyên qua vùng đó hay một phần đất đó thí dụ như quyền sử dụng
đất trong mùa khô cho người dân du cư xuyên qua vùng đó; và
- Quyền sử dụng đất đai thông qua
thừa kế giữa các thế hệ quyền sở hữu hay quyền thuê mướn, và cấp độ phân chia đất
đai cho con gái hay con trai hoặc cho con trưởng hay con thứ hay cho các con bằng
nhau theo hệ thống thừa kế đất đai.Như đã trình bày trong phần trên, "đất
đai" bao gồm nguồn tài nguyên nước địa phương. Đặc biệt trên các vùng cao
nguyên, có nhiều quyền lợi liên quan đến vấn đề sử dụng nước. Những vấn đề này
bao gồm cả việc cung cấp nước cho sinh hoạt, và vệ sinh, cung cấp nước
tưới cho nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Trong những vùng đất cao và đất đồng
bằng đều có các quyền về câu cá, cũng như được quyền sử dụng nguồn nước cho sơ
chế các sản phẩm nông nghiệp như: cà phê, đay, mè, da thú, và các loại da khác.
Nếu tổ chức tốt, các quyền này có thể liên kết nhau để tránh trường hợp ô nhiễm
nguồn nước cho vùng chung quanh và vùng hạ lưu được tạo ra do các hoạt động sơ
chế của các chủ thể. Tất cả các quyền đều phải được tính đến trước để có trong
quá trình thực hiện bất kỳ đề án quy hoạch nguồn tài nguyên đất đai nào.
Đầu tiên phải được khảo sát thực tế
một cách cẩn thận thông qua ý kiến quần chúng, kiểm tra xem các chính sách hay quy
định có đối kháng với những ước muốn thực tế của người dân không, và xem các quyền
này có liên quan đến những chính sách chung của quốc gia và cấp Tỉnh về quyền sử
dụng đất đai.
>>> Quyền sở hữu đất Chung cư 99 Trần Bình thuộc về ai?
Những chính sách này được nằm
trong các luật: Luật cải cách ruộng đất, Đạo luật quyền sử dụng đất đai, Đạo luật
về quyền có đất đai, Đạo luật về quyền sở hữu đất đai, những Luật về quyền cho
thuê và sử dụng đất đai và những quy định về sở hữu đất đai ở cấp địa phương. Kế
đến là các quyền sở hữu ở cấp làng xã về tài nguyên rừng tự nhiên, cây phân tán,
mặt nước và những nơi có nước. Những quy định này thường rất chi tiết và được
theo dõi, kiểm tra bởi cộng đồng xã hội, để có biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên và trách những người độc quyền ngoài sự kiểm soát của cộng đồng. Những
hệ thống về quyền sở hữu hay sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã và đang được
phát triển mà có thể giải quyết được những mâu thuẩn không đáng có trong quá
trình tăng trưởng kinh tế (đầu ra), bình đẳng (bình đẳng cho tất cả kể cả vấn đề
giới tính), an ninh trong quyền sở hữu hay sử dụng đất đai, và bảo vệ và cải
thiện nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Quay về bài trước: Định nghĩa chức năng của đất đai
0 nhận xét:
Đăng nhận xét